Friday, April 25, 2014

Chế tạo ô tô từ máy in 3D

Nếu là người đam mê xe hơi, hẳn bạn đã từng nghe tới mẫu xe nổi tiếng DB4 vốn được hãng Aston Martin sản xuất chỉ khoảng 1200 chiếc với giá có thể lên tới hàng triệu đô tại các sàn giao dịch. Tuy nhiên, nhà thiết kế Ivan Sentch thì không muốn phải chi nhiều như vậy. Anh đang nỗ lực tận dụng các lợi thế của công nghệ in 3D để tạo ra 1 chiếc Aston Martin DB4 cho riêng mình.



Ivan Sentch - nhà thiết kế, lập trình viên, đến từ New Zealand cho biết hiện anh đã hoàn tất khoảng ¾ các bộ phận để đúc nên chiếc xe Aston Martin DB4. Hiện tại Sentch đang tiến hành in 3D các khuôn nhựa để làm cơ sở đúc phần thân sợi thủy tinh của chiếc xe ra đời năm 1961 này. Các bộ phận may sẽ được lấy từ một chiếc Nissan Skyline cũ.



Chiếc xe Aston Martin này là dự án đầu tay của Sentch, nhưng chắc chắn không phải chiếc xe làm từ công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới. Thực ra, chúng ta từ lâu đã được chứng kiến mô hình xe tạo từ máy in 3D của Aston Martin ngay trên màn ảnh phim Skyfall. Nhìn vào những tấm hình từ khi chiếc Aston Martin DB5 này được dựng từ 18 mảnh in tới khi lên đến màn ảnh, hẳn nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng



Chiếc máy in 3D mà Sentch sử dụng mang nhãn hiệu Solidoodle. Theo anh dự tính sẽ cần tới 2500 mảnh linh kiện từ chiếc máy in 3D để dùng làm cơ sở tạo khuôn các tấm sợi thủy tinh. Dự án được bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái và tới nay Sentch đã hoàn thành khoảng 72% tổng số các tấm khuôn. Sentch cho biết “Thiết kế các bản in thực ra không tốn nhiều công sức cho lắm, chỉ mất khoảng vài giờ một tuần. Thực ra việc tỉa tót lại các mảnh đã được in ra trước khi đưa vào lắp đặt thử mới là việc tốn nhiều thời gian và nhàm chán nhất”. Sentch cho biết.



Tại thời điểm hiện tại, lập trình viên tham vọng này cho biết phải vài tháng nữa các khuôn mới có thể hoàn thành

Thành phố đầu tiên ra lệnh cấm súng làm từ máy in 3D

 Lo ngại trước viễn cảnh những khẩu súng làm từ máy in 3D sẽ "tràn ngập", khi mà loại máy in này đã bắt đầu phổ biến, thành phố Philadelphia tại Mỹ mới đây vừa ban hành dự luật cấm các loại súng này.

Theo như một đại diện của nhà cầm quyền, dự luật này dựa trên những khẩu súng in 3D được truyền thông đưa tin trong thời gian vừa qua. Đây được xem như là một lệnh cấm nhằm "đón đầu", phòng tránh các nguy cơ trong tương lai. Bởi trên thực tế, hiện ở thành phố này chưa hề có sự xuất hiện của súng in 3D. Bên cạnh đó, 1 vài mẫu súng hiện được sản xuất bằng công nghệ này lại rất đắt đỏ trong khi độ ổn định không cao.



Tuy nhiên, lệnh cấm trên cũng gây ra nhiều hoài nghi về tính thực tiễn, bởi việc kiểm soát súng làm từ máy in này không dễ, trong khi Hội đồng thành phố không thể cấm máy in 3D được, bởi chúng hoàn toàn...bình thường. Và khi mà ở những đất nước vốn có sự tự do về súng đạn như Mỹ, thì việc chỉ cấm các mẫu súng làm từ máy in 3D cũng không giúp người dân hoàn toàn yên tâm. Nếu rơi vào tay kẻ xấu, súng in 3D hay súng thông thường, cũng trở thành những mối nguy hại đến tính mạng người khác.

Máy in 3D in thức ăn cho người lười

Một startup có tên Natural Machines mới đây vừa giới thiệu chiếc máy in 3D độc đáo hứa hẹn trở thành trợ thủ đắc lực giúp chúng ta tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho bữa ăn của mình. Có tên gọi Foodini , chiếc máy in 3D này sẽ đảm nhận phần việc khó khăn cũng như tốn thời gian nhất: Chuẩn bị đồ ăn. "Đây là khâu mà chúng ta thường khá lười, từ đó khiến chúng ta bỏ cuộc, không muốn tự nấu món ăn mà mình yêu thích nữa" - Lynette Kucsma, người đồng sáng lập ra Foodini cho biết.

Foodini có thể tạo ra các món ăn như mì pasta...Thiết bị cho phép bạn lựa chọn các công thức nấu mì có sẵn hoặc công thức do bạn tự tạo ra. Ví dụ như để tạo món mì ravioli (1 loại mì Ý), bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn bột nhào, đưa bột vào trong máy in và chọn "ravioli" trên giao diện của Foodini. Máy sẽ giúp in các thành phần, nguyên liệu bạn cho vào trong hình dạng của món ravioli như thông thường. Việc duy nhất mà bạn phải làm đó là đem món đồ đi nấu. Với các món ăn không cần nấu thì bạn có thể mang ra thưởng thức luôn ngay khi Foodini hoàn thành công việc của mình.


Foodini sẽ có giá bán khoảng 1300 USD với kích thước nhỏ gọn, không chiếm dụng quá nhiều không gian phòng bếp của bạn. Máy trông khá giống một chiếc lò vi sóng. Ngay sau khi đưa máy ra khỏi hộp thì bạn cũng có thể dùng luôn, không cần phải mất công lắp ráp, chỉnh sửa gì.

Foodini có thể tạo các món ăn từ bánh trứng, socola...dưới hình dạng hình người tuyết, giúp cho món ăn thêm phần thú vị để thưởng thức với gia đình, người thân trong các bữa tiệc hay khi đi dã ngoại. Nhà sản xuất Natural Machines kì vọng có thể đưa sản phẩm này ra thị trường từ giữa năm sau, 2014.

Saturday, April 19, 2014

Dùng máy in 3D tạo tay giả

Mathew Shields, 9 tuổi, ở bang Kansas (Mỹ), bị tật ở bàn tay phải, hầu như không có ngón tay.

Khi biết có thể làm bàn tay giả từ máy in 3D, được sự ủng hộ của một thư viện công cộng, Mason Wilde, học sinh 16 tuổi ở Trường phổ thông Louisburg, đã tìm bản vẽ chế tạo bàn tay giả và chép về máy in 3D của thư viện để làm ra một bàn tay mới cho Mathew, theo CNN.

Một bàn tay giả bình thường có giá vài ngàn USD nhưng Mathew chỉ tốn... cái thẻ thư viện. Với bàn tay mới, cuộc đời Mathew như sang trang, và không chỉ thế, nó đã tạo động lực để cậu học trò Mason Wilde khởi động một dự án phi lợi nhuận làm tay chân giả cho trẻ em khuyết tật.